Kinh tế Bình_Nhưỡng

Khu trung tâm Bình Nhưỡng với tổ hợp cao ốc Changjon. Cầu Okryukhách sạn Ryugyong nằm ở phía sau

Bình Nhưỡng là trung tâm công nghiệp của đất nước với các ngành như cơ khí, dệt may, điện tử, công nghệ thực phẩm. Vào đầu thập niên 1990, kinh tế thủ đô đã bị ảnh hưởng nặng nề sau khi bị mất các bạn hàng truyền thống do sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu. Sản lượng công nghiệp của thành phố đã từng suy giảm ở mức 5% mỗi năm cho đến tận năm 2000. Theo một số ước tính của phương Tây, có một nửa số nhà máy đã bị đóng cửa, một số nguồn còn đưa ra con số 90%. Nền kinh tế Bình Nhưỡng hiện được cho là ở trong tình trạng tự cung tự cấp.

Nguồn điện cung cấp cho Bình Nhưỡng chủ yếu đến từ các nhà máy thủy điện, nhiệt điện và các lò phản ứng plutonium. Kể từ khi các nhà máy này hoạt động gián đoạn thì nguồn điện dược cung cấp theo số lượng cố định. Kết quả là thủ đô hầu như chìm trong bóng tối vào ban đêm. Các địa điểm quan trọng như khu ngoại giao đoàn, các tòa nhà chính quyền, khách sạn cho người nước ngoài, các doanh trại quân đội Nhân dân Triều Tiên và hệ thống chiếu sáng tại các đài tưởng niệm chủ tịch Kim Nhật Thành có nguồn cung cấp điện riêng. Thành phố Bình Nhưỡng có các đường ống ngầm để sưởi ấm đến từng căn hộ, từng tòa nhà, tuy nhiên, một lượng nhiệt đáng kể bị tiêu hao dọc chiều dài đường ống.

Thành phố vẫn gặp tình trạng thiếu điện thường xuyên. Để giải quyết vấn đề này, hai nhà máy điện - Trạm điện Huichon 1 và 2 - được xây dựng ở tỉnh Chagang và cung cấp cho thành phố thông qua đường truyền trực tiếp. Giai đoạn thứ hai của dự án mở rộng điện đã được đưa ra vào tháng 1 năm 2013, bao gồm một loạt các con đập nhỏ dọc theo sông Chongchon. Hai nhà máy điện đầu tiên có công suất phát điện tối đa là 300 megawatt (MW), trong khi 10 đập được xây dựng trong giai đoạn thứ hai dự kiến sẽ sản xuất khoảng 120 MW. Ngoài ra, thành phố có một số nhà máy nhiệt điện hiện tại hoặc quy hoạch. Bao gồm Bình Nhưỡng TPS với công suất 500 MW, Đông Bình Nhưỡng TPS công suất 50 MW và Kangdong TPS đang được xây dựng.

Hệ thống bán lẻ

Cửa hàng bách hóa Pyongyang số 1

Bình Nhưỡng là nơi có một số cửa hàng bách hóa lớn bao gồm Cửa hàng bách hóa Pothonggang, Cửa hàng bách hóa Pyongyang số 1, Cửa hàng bách hóa Pyongyang số 2, Cửa hàng bách hóa Kwangbok, Cửa hàng bách hóa Ragwon, Cửa hàng bách hóa Pyongyang và Cửa hàng bách hóa trẻ em Bình Nhưỡng.

Thành phố cũng có cửa hàng Hwanggumbol, một chuỗi cửa hàng tiện lợi do nhà nước cung cấp, cung cấp hàng hóa với giá rẻ hơn so với các cửa hàng ở jangmadang. Cửa hàng Hwanggumbol được thiết kế đặc biệt để kiểm soát thị trường mở rộng của Triều Tiên bằng cách thu hút người tiêu dùng và đảm bảo việc lưu thông tiền trong các cửa hàng do chính phủ điều hành.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bình_Nhưỡng ftp://ftp-cdc.dwd.de/pub/CDC/help/stations_list_CL... ftp://ftp-cdc.dwd.de/pub/CDC/observations_global/C... http://www.asahi.com/english/TKY201007160470.html http://www.atimes.com/atimes/Korea/GC16Dg03.html http://nk.chosun.com/map/map.html?ACT=geo_01 http://www.dailynk.com/english/read.php?num=11874&... http://natgeotv.com/asia/inside-undercover-in-nort... http://www.thedailybeast.com/newsweek/2007/09/15/p... http://nkleadershipwatch.wordpress.com/2014/05/06/... http://www.dwd.de/DWD/klima/beratung/ak/ak_470580_...